Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục tiến dần tới ngày khởi công. Tuyến đường kỳ vọng giải quyết nhu cầu vận tải, kết nối trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Tây Bắc, giảm tải cho quốc lộ 6 hiện nay, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương.

Điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tiếp nối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
QUY MÔ DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư PPP hỗn hợp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019, với tổng chiều dài toàn tuyến 85 km, trong đó có 49 km trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, 36 km địa phận huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La).
Về phía nhà đầu tư, ông Đinh Công Thụy, Giám đốc Công ty CP Đầu tư cao tốc Hòa Bình - Sơn La cho biết: Đơn vị đã tiến hành nghiên cứu chi tiết các phương án tuyến; nghiên cứu cụ thể về điều kiện địa chất, xác định các điểm đứt gãy để lên phương án công trình cầu, hầm cho hợp lý. Trong giai đoạn I, nền đường cao tốc được xây dựng rộng 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe, dải phân cách và an toàn rộng 1,5 m, làn dừng xe khẩn cấp không liên tục. Giai đoạn hoàn thiện, nền đường được mở rộng lên 22 m, trong đó, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe, 2 làn dừng xe khẩn cấp rộng 5 m, dải phân cách và an toàn rộng 1,5 m. Đường được thiết kế tốc độ 80 km/h, đối với các đoạn qua địa hình khó khăn cho phép thiết kế 60 km/h, triển khai từ năm 2019 - 2024.
Về phía nhà đầu tư, ông Đinh Công Thụy, Giám đốc Công ty CP Đầu tư cao tốc Hòa Bình - Sơn La cho biết: Đơn vị đã tiến hành nghiên cứu chi tiết các phương án tuyến; nghiên cứu cụ thể về điều kiện địa chất, xác định các điểm đứt gãy để lên phương án công trình cầu, hầm cho hợp lý. Trong giai đoạn I, nền đường cao tốc được xây dựng rộng 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe, dải phân cách và an toàn rộng 1,5 m, làn dừng xe khẩn cấp không liên tục. Giai đoạn hoàn thiện, nền đường được mở rộng lên 22 m, trong đó, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe, 2 làn dừng xe khẩn cấp rộng 5 m, dải phân cách và an toàn rộng 1,5 m. Đường được thiết kế tốc độ 80 km/h, đối với các đoạn qua địa hình khó khăn cho phép thiết kế 60 km/h, triển khai từ năm 2019 - 2024.

Các nút giao tại đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu là dự án nhóm A, có tổng mức đầu tư giai đoạn I hơn 22.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ huy động trên 17.000 tỷ đồng cho hợp phần BOT, thu phí hoàn vốn trong 26 năm. Phần vốn Nhà nước tham gia dự án là quỹ đất của địa phương 2 tỉnh Hòa Bình, Sơn La có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Hòa Bình khoảng 900 tỷ đồng; tỉnh Sơn La là 4.100 tỷ đồng.
Cụ thể, đối với phần tham gia của Nhà nước trong dự án là quỹ đất có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư là các khu đất tại tỉnh Hòa Bình (TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn) tương đương khoảng 900 tỷ đồng, các khu đất tại tỉnh Sơn La (huyện Mộc Châu, Vân Hồ) tương đương khoảng 4.100 tỷ đồng.
Tại cuộc họp mới đây giữa 2 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và nhà đầu tư, các bên đã thống nhất giao nhiệm vụ cho các sở, ngành của 2 tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung công việc liên quan, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về phương án tham gia của Nhà nước trong dự án khoảng 5.000 tỷ đồng bằng vốn ngân sách T.Ư…, hoàn thành các thủ tục để kịp khởi công dự án vào cuối năm 2020.
Cụ thể, đối với phần tham gia của Nhà nước trong dự án là quỹ đất có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư là các khu đất tại tỉnh Hòa Bình (TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn) tương đương khoảng 900 tỷ đồng, các khu đất tại tỉnh Sơn La (huyện Mộc Châu, Vân Hồ) tương đương khoảng 4.100 tỷ đồng.
Tại cuộc họp mới đây giữa 2 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và nhà đầu tư, các bên đã thống nhất giao nhiệm vụ cho các sở, ngành của 2 tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung công việc liên quan, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về phương án tham gia của Nhà nước trong dự án khoảng 5.000 tỷ đồng bằng vốn ngân sách T.Ư…, hoàn thành các thủ tục để kịp khởi công dự án vào cuối năm 2020.
KỲ VỌNG TƯƠNG LAI
Như vậy, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) dự kiến khởi công trong vòng khoảng 1 năm nữa. Thời gian thi công theo tính toán trong vòng hơn 4 năm và sau đó sẽ kết nối với đường Hoà Lạc - Hoà Bình.
Ông Nguyễn Minh Cương, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, một trong những đơn vị góp vốn tại Công ty CP Đầu tư cao tốc Hòa Bình - Sơn La cho biết: Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mộc Châu về Hòa Bình từ hơn 2 giờ như hiện nay còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Đặc biệt, từ nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước của tỉnh Hòa Bình và Sơn La quy ra các quỹ đất, tương lai, một số khu đô thị tầm cỡ tại TP Hòa Bình sẽ được triển khai, góp phần thay đổi diện mạo, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình.
Ông Nguyễn Minh Cương, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, một trong những đơn vị góp vốn tại Công ty CP Đầu tư cao tốc Hòa Bình - Sơn La cho biết: Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mộc Châu về Hòa Bình từ hơn 2 giờ như hiện nay còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Đặc biệt, từ nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước của tỉnh Hòa Bình và Sơn La quy ra các quỹ đất, tương lai, một số khu đô thị tầm cỡ tại TP Hòa Bình sẽ được triển khai, góp phần thay đổi diện mạo, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình.
baohoabinh.com.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ
Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tốt nhất
Hotline: 0388707181
Emaill: phanquan120797@gmail.com
Website: www.batdongsan-realestate.info
Hotline: 0388707181
Emaill: phanquan120797@gmail.com
Website: www.batdongsan-realestate.info
XEM THÊM
Tiến độ dự án Kim Chung Di Trạch tháng 09/2020
Dự án Kim Chung Di Trạch đang được triển khai gấp rút hạ tầng để chuẩn bị cho việc ra hàng nhanh nhất.
Cập nhật tiến độ mới nhất đường vành đai 3.5 Hà Nội
Đường vành đai 3.5 Hà Nội được thủ tướng phê duyệt thì vành đai 3.5 là tuyến kết nối giữa Bắc Sông Hồng và Nam Sông Hồng.
Tất tần tật về đường Tây Thăng Long
Đường Tây Thăng Long có chiều dài 33km. Đây là một tuyến đường đặc biệt quan trọng, có chức năng kết nối các quận huyện khu vực phía Tây Bắc với trung tâm thành phố.
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ ĐƯA HOÀI ĐỨC LÊN QUẬN VÀO NĂM 2022
Nhà đầu tư có thể tham khảo các dự án bám theo đường vành đai 3.5 và quốc lô 32 để phân tích, đánh giá để có sự lựa chọn đầu tư sinh lời tốt nhất. Dưới đây là một số dự án tiềm năng nhất.
Hà Nội duyệt mở rộng Quốc lộ 21B đoạn qua huyện Ứng Hòa, Thanh Oai
Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội, HĐND TP vừa ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công
Toàn cảnh cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa hơn 12 nghìn tỷ đồng
Dự án cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa được khởi công vào đầu năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021, dự án này có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.